Những câu hỏi thông minh giúp ứng viên hỏi lại nhà tuyển dụng

Hiện nay vấn đề mà quý công ty đang gặp phải là gì? Công ty đang có những giải pháp gì để giải quyết những vấn đề này?

Quan niệm sai lầm này sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái bị động, không có dịp chứng tỏ được sự sắc sảo và thông minh của mình. Và như thế nhà tuyển dụng cũng sẽ nhanh chóng lãng quên bạn giống như hàng nghìn ứng cử viên khác.

Thông thường, gần cuối buổi phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ hỏi: “Anh/chị có câu hỏi nào cho chúng tôi không?”. Đừng lúng túng. Cũng đừng lắc đầu “Không. Tôi không có câu hỏi nào cả”. Hãy xem đây là một cơ hội vàng để nhà tuyển dụng phải “vị nể” và đánh giá đúng tầm vóc của bạn.

Trong cuốn sách: “301 câu trả lời thông minh để hỏi nhà tuyển dụng khó tính” nữ tác giả Vicky Oliver khuyên chúng ta phải học cách luôn chuẩn bị sẵn sàng những câu hỏi.

“Một cuộc phỏng vấn thành công không chỉ đơn giản là một cuộc nói chuyện hiệu quả. Đôi khi, tùy thuộc vào cá tính của nhà tuyển dụng”. Bạn nên có sẵn một kho “vũ khí” câu hỏi để “tấn công” lại nhà tuyển dụng, gây ấn tượng và trở thành một ứng cử viên sáng giá cho vị trí mà bạn phỏng vấn.

Dưới đây là tám câu hỏi mà bạn nên hỏi người phỏng vấn để giành thế chủ động hơn.

1. Hiện nay vấn đề mà quý công ty đang gặp phải là gì? Công ty đang có những giải pháp gì để giải quyết những vấn đề này?

2. Anh/chị mong muốn điều gì ở một nhân viên? Phẩm chất nào là quan trọng nhất để hoàn thành nhiệm vụ và có thể thăng tiến tại công ty?

Những câu hỏi này chứng tỏ bạn rất quan tâm đến hoạt động của công ty. Nó cho người phỏng vấn thấy rằng bạn thực sự mong muốn gắn bó lâu dài với môi trường này, và nó cũng sẽ giúp bạn quyết định xem bạn có thực sự phù hợp với vị trí này hay không.

3. Tôi biết rằng anh/chị từng giảng dạy tại trường đại học New York. Vậy kinh nghiệm mà anh/chị có được từ việc này để áp dụng vào công việc hiện tại là gì?

Với câu hỏi này bạn đã khéo léo thể hiện sự tôn trọng của mình với người đang trực tiếp phỏng vấn bạn, rằng họ là một “chuyên gia” trong một lĩnh vực trước khi họ bắt đầu công việc hiện nay.

4. Kế hoạch của quý công ty để chống lại đối thủ cạnh tranh là gì?

5. Những tiêu chí mà quý công ty đặt ra cho vị trí của tôi là gì?

Những câu hỏi chứng tỏ bạn rất quan tâm đến vị trí ứng tuyển và tâm huyết với sự phát triển chung của công ty này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bản chất công việc bạn ứng tuyển.

Nhà tuyển dụng nào cũng muốn biết liệu ứng viên có nhiệt tình gắn bó với công ty hay không. Vì vậy, bạn nên “đánh” vào tâm lý đó qua những câu hỏi thể hiện sự nghiêm túc của bạn với công việc mà bạn phỏng vấn.

6. Tôi sẽ trực tiếp báo cáo công việc cho ai?

Hay “Ai sẽ là người trực tiếp đánh giá năng lực và thành quả làm việc của tôi?”

7. Kế hoạch kinh doanh mới của công ty là gì?

Với hai câu hỏi trên, bạn cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn luôn trong tư thế sẵn sàng lập kế hoạch và hào hứng với công việc mà bạn ứng tuyển.

8. Tôi nhận thấy bản thân rất muốn được làm việc cùng với anh/ chị. Vậy bước tiếp theo tôi cần làm là gì?

Câu hỏi kết thúc buổi phỏng vấn đầy ấn tượng này sẽ là một “đòn quyết định” có tác động trực tiếp đến người đang phỏng vấn bạn. Anh ta sẽ thực sự bất ngờ và thấy hứng thú để kết hợp với bạn. Chắc chắn anh ta sẽ nói cho bạn những suy nghĩ của anh ta và sẽ hỏi bạn những thông tin mà anh ta muốn biết thêm về bạn trước khi bắt đầu sự hợp tác lâu dài và thú vị.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *