Các câu phỏng vấn phổ biến và cách trả lời thông minh

Phương pháp tiếp cần có thể đúng hoặc sau, miễn là bạn có tư duy theo những yêu cầu của công việc trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn đang phỏng vấn một công việc phù hợp với bạn

1. Câu hỏi cơ bản

Giới thiệu về bản thân bạn? Bạn đam mê điều gì? Bạn thấy mình đang ở vị trí nào trong 5 năm tới?

Mặc dù mỗi câu hỏi là khác nhau nhưng chúng thực sự chỉ là một câu hỏi. Câu trả lời đúng cho tất cả các câu hỏi này là kể một câu chuyện. Câu chuyện về cuộc sống trong quá khứ, hiện tại và nơi bạn muốn đến trong tương lai. Mỗi câu chuyện lại có trọng tâm hoặc chủ đề khác nhau. Trọng tâm của câu chuyện bạn kể dùng để trả lời câu hỏi và để chứng minh bạn là ứng viên tuyệt vời cho vị trí này.

Theo nghiên cứu của giáo sư nghiên cứu hành vi doanh nghiệp Herminia Ibarra, khi nói chuyện về bản thân, con người sẽ gắn bó với nhau hơn. Bạn cần nhớ, quan điểm của buổi phỏng vấn là tạo sự kết nối cá nhân với người phỏng vấn.

Bạn hãy kể câu chuyện liền mạch về bản thân, về năng lực và những thành tựu của bạn. Những câu chuyện này phải phù hợp với câu hỏi của nhà tuyển dụng.

2. Câu hỏi đố, phức tạp

Có bao nhiêu bốt điện thoại công cộng ở Mỹ? Bao nhiêu sản phẩm mới của Pepsi vừa được tung ra thị trường?

Các ứng viên kỹ thuật thường xuyên phải làm bài kiểm tra kỹ năng. Bạn có thể phải viết mã code ngay tại buổi phỏng vấn hoặc các ứng cử viên tài chính có thể phải tính toán hàng trăm con số. Ứng viên có thể đưa ra rất nhiều đáp án đúng và chỉ cần lựa chọn một đáp án mà không cần chính xác 100% với đáp án của nhà tuyển dụng.

Nhà tuyển dụng muốn khám phá cách bạn nghĩ hoặc cách xử lý tình huống khi bạn không thể biết tất cả mọi thứ. Nhưng quan trọng nhất là cách bạn tiếp cận để trả lời. Chiến thuật trả lời của bạn nên hợp với phong cách làm việc cho vị trí mà bạn ứng tuyển.

Vì vậy, ví dụ, nếu bạn đang ứng tuyển vị trí CEO, bạn nên nghĩ về rằng nhà tuyển dụng muốn thuê người giải quyết vấn đề. Nếu bạn ứng tuyển vị trí thống kê, bạn nên biết cách đặt vấn đề chính xác, thậm chí, bạn phải chỉ ra một vài con số để thay đổi và xử lý chúng.

Phương pháp tiếp cần có thể đúng hoặc sau, miễn là bạn có tư duy theo những yêu cầu của công việc trong buổi phỏng vấn. Nếu bạn đang phỏng vấn một công việc phù hợp với bạn, bạn hoàn toàn có thể đưa ra câu trả lời phù hợp với suy nghĩ người phỏng vấn.

Hãy suy nghĩ rộng về nhiều vấn đề. Ngoài ra, giống như tất cả các câu hỏi khác, bạn chỉ cần thể hiện chúng như cuộc trò chuyện. Mỗi câu hỏi trong buổi phỏng vấn là một cách để nhà tuyển dụng quyết định họ có nên dành thời gian 8 tiếng mỗi ngày với bạn.

3. Các câu hỏi hành vi

Bạn có thể kể cho tôi nghe về một lần đánh nhau của bạn với đồng nghiệp? Bạn sẽ làm gì nếu bạn không đồng ý với hướng đi của ông chủ? Điểm yếu của bạn là gì?

Những câu hỏi này có thể có ngôn từ khác nhau nhưng chúng đều có yêu cầu tương tự: hãy kể cho tôi một câu chuyện. Nếu bạn có bản sơ yếu lý lịch tốt, giúp bạn tỏa sáng thì mỗi gạch đầu dòng đều có thể là một câu chuyện ngắn

Mỗi câu hỏi trong phẩn phỏng vấn hành vi sẽ yêu cầu bạn mô tả về một thời điểm. Ví dụ, nếu bạn nói điểm yếu của bạn là toán học, đó gần như là điểm yếu không liên quan đến công việc mà bạn đang ứng viển.

Mỗi câu chuyện hay cần có mở đầu, giữa và kết. Điều này hoàn toàn đúng cho câu hỏi hành vi. Vì vậy, bạn phải kể vấn đề của bạn, cách bạn đối mặt và vượt qua nó. Bạn sẽ phải mất một vài phút để kể. Phần kết, bạn cần nêu những thành tích mà bạn đã đạt được. Đây sẽ là cơ hội để bạn thể hiện những câu chuyện giúp bạn trở nên nổi bật.

Các câu hỏi chỉ đơn thuần muốn hỏi điều bạn muốn (câu hỏi đầu tiên), cách bạn nghĩ (câu hỏi thứ hai) và cách bạn ứng xử (câu hỏi thứ ba). Nếu bạn muốn thể hiện khả năng hiểu biết tốt, câu trả lời nên kết hợp cả 3 cách trả lời.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *