Để trở thành lập trình game chuyên nghiệp cần yếu tố gì?

Nghề lập trình với muôn vàn thách thức và cũng không ít tiềm năng phát triển. Hằng năm, các công ty phát triển game như Gameloft, Divmod thường dành khoảng 3 tháng để tuyển dụng các thực tập sinh tại Aptech để đào tạo và tìm kiếm nhân tài. Ngoài làm việc

Những câu chuyện về nghề , những chia sẻ của các chuyên gia trong ngành cùng các trải nghiệm thực tế được hé mở về quy trình khiến các bạn trẻ tham gia không ít lần vỡ òa.

Lập trình game là làm những gì?
Từ lĩnh vực phần mềm, game dần tách ra thành một ngành riêng biệt bởi sự phát triển vượt bậc và khả năng mang lại doanh thu khủng, chiếm tỉ lệ cao nhất trong ngành công nghệ thông tin (doanh thu 91,7 tỉ USD trong năm 2015 trên toàn thế giới). Không ai khác, chính thế hệ trẻ ngày nay đã ý thức được sức ảnh hưởng, độ bao phủ của game đến cộng đồng hiện nay như thế nào. Nhưng có khi nào bạn tìm hiểu sâu về cách lập trình game? Quy trình làm game như thế nào chưa?

Giải đáp thắc mắc trên, anh Minh Tài chia sẻ, nghề lập trình game tại Việt Nam còn khá mới mẻ so với các nhóm ngành kinh điểm khác. Chính vì thế, những hình dung về công việc của người làm game còn khá khập khiễng và nhạt nhòa. Để bức tranh nghề nghiệp trông sáng sủa và rõ ràng hơn, bạn phải biết rõ các thành phần tham gia phát triển game hiện nay như thế nào. Thực tế tại các công ty phát triển game, một team gồm có:
Developer: Viết code logic game, gắn kết các thành phần resource theo đúng thiết kế game;
Game Artist: Vẽ nhân vật, bối cảnh, giao diện, hiệu ứng…;
Game designer: Thiết kế cốt truyện và nội dung game, cân bằng thông số, thiết kế giao diện…;
Tester: Chơi game, kiểm tra lỗi, cảm nhận và đánh giá game;
Hiểu được sở thích và năng khiếu bản thân, các bạn có thể chọn cho mình những hướng đi phù hợp. Một sản phẩm game trước khi đưa ra thị trường cần trải qua rất nhiều công đoạn và sự góp sức của nhiều bộ phận khác nhau. Nhưng cốt lõi quy trình làm game chung sẽ theo thứ tự sau:

Phương pháp lập trình game trên các nền tảng
Xu hướng di động hóa ngày càng vượt trội, thật thiếu sót nếu không nhắc đến lập trình game trên từng hệ điều hành (Android, iOS, Windows Phone) hoặc lập trình đa nền tảng viết bằng ngôn ngữ web (HTML5, CSS & Javascript).
Để viết phần mềm trên các nền tảng cần phải dùng nhiều ngôn ngữ khác nhau, chẳng hạn: viết cho hệ điều hành Android game phải dùng ngôn ngữ Java Code, iOS Game dùng ObjectiveC Code, Window Phone dùng C#/VB Code và Game dùng đến NativeCode C, C++, C#. Nhưng để các ứng dụng chạy đa nền tảng thì các lập trình viên không thể nào viết một game với nhiều ngôn ngữ như thế. Làm sao đóng gói các ứng dụng Game trên các thiết bị di động, chạy cho nhiều hệ điều hành khác nhau?
Theo anh Hoàng Minh chia sẻ: “Trước đây, các game developer chỉ có thể tạo ra trò chơi của họ trên một nền tảng tại một thời điểm mà thôi. Đó là trước năm 2007 (hoặc trước khi thế hệ iPhone đầu tiên ra đời), khi chỉ có một vài người bị thuyết phục rằng các thiết bị di động có thể cách mạng hóa toàn bộ ngành công nghiệp video game. Nhưng với tác động mạnh mẽ của các thiết bị di động chạy hệ điều hành khác nhau (Android, iOS, Windows Phone, và BlackBerry OS) và sự ra đời của thế hệ console tiếp theo (như Xbox One, PS4 và Wii U), sự cần thiết để tạo ra một “one-size-fits-all” đã trở thành một tiêu chuẩn trong số các game developer. Cách duy nhất để thực hiện mục tiêu này là sử dụng cross-platform game engines khi coding một ứng dụng”.
Những ứng dụng phục vụ công việc lập trình rất đa dạng, từ đơn giản đến phức tạp, tùy vào chuyên môn mà mức độ sử dụng các phần mềm khác nhau.
– Phần mềm hỗ trợ lập trình game trên các nền tảng: Cocos2dx, Unity, libGDX…
– Phần mềm hỗ trợ thiết kế: Photoshop, After effect, Spine, 3DS Max…
– Phần mềm quản lý: World, Excel…
Đây là những phần mềm điển hình, được các chuyên gia lập trình game sử dụng trong công việc hằng ngày. Nhưng để sử dụng thành thạo các công cụ trên, bạn cần nắm rõ những kiến thức bài bản mới có thể thao tác trên máy nhuần nhuyễn.
Tôi có thể viết game?
Có thể nói, đây là câu hỏi lớn mà các bạn cõng trên vai khi nghĩ đến giấc mơ lập trình. Hàng ngàn lý do cản chân các bạn trẻ đến với ngành bởi sự choáng ngộp trước công nghệ làm game trên thế giới, bởi sự thành công của các tựa game đình đám: Võ lâm truyền kỳ, Thiên long bát bộ, Dota, Audition… và cũng bởi những áp lực tinh thần của mọi người xung quanh.
Tiếp xúc với các thế hệ học trò qua nhiều năm, thầy Được đã có những chia sẻ về hành trang cần chuẩn bị dành cho các tín đồ đam mê nghề lập trình game như sau: “Game luôn thu hút mọi người, mọi lứa tuổi bởi tính giải trí cao vốn có của nó. Để xây dựng một game mới, bạn cần phải trải nghiệm, học hỏi nhiều từ các tựa game khác nhau. Nhưng bạn phải luôn tỉnh táo và không để nghiện bất cứ game nào. Về mặt chuyên môn, bạn cần nắm rõ: hệ thống vẽ OpenGL để vẽ 2D/3D, cấu trúc dữ liệu và giải thuật, ngôn ngữ lập trình (C/C++, C#, ObjC, Java, JavaScript, LUA, PHP, ASP.NET), học vẽ, thiết kế (cả web và phần mềm)… Tại Aptech, bạn sẽ được học từ các chuyên gia trong ngành và thực hành chuyên sâu trên các công cụ hỗ trợ suốt 2,5 năm. Trong thời gian học tập, bạn có thể tự viết game và kiếm tiền trên tác phẩm của mình như Nguyễn Lương Bằng (cựu học viên Aptech, tác giả của tựa game đình đám Freaking Math)”.
Nghề lập trình với muôn vàn thách thức và cũng không ít tiềm năng phát triển. Hằng năm, các công ty phát triển game như Gameloft, Divmod thường dành khoảng 3 tháng để tuyển dụng các thực tập sinh tại Aptech để đào tạo và tìm kiếm nhân tài. Ngoài làm việc tại các công ty, lập trình viên có thể start-up tự kiếm tiền tại nhà, nhận dự án từ các công ty outsource. Và còn nhiều cơ hội việc làm khác dành cho những ai đam mê thực sự và muốn sống với nghề lập trình game.
Thông qua buổi workshop, giấc mơ trở thành lập trình viên của các bạn trẻ đã trở nên gần gũi và rõ nét hơn. Các bạn đã nắm được quy trình làm việc của 1 team phát triển game, công việc của từng vị trí, các công cụ và công nghệ ứng dụng trong công việc cũng như một vài kiến thức gợi mở khá bổ ích từ các diễn giả. Hy vọng đây là bước đệm nhỏ giúp các bạn vững tin, hiểu rõ về ngành lập trình hơn để đưa ra quyết định đúng đắn về nghề nghiệp tương lai.
Tiếp nối chuỗi chương trình trải nghiệp, buổi workshop sắp tới, chúng tôi sẽ đề cập đến lĩnh vực Mobile App với tên gọi “Một ngày làm Lập trình Mobile App” vào 12/09/2015 tại địa chỉ quen thuộc 212-214 Nguyễn Đình Chiểu, Q3, HCM.
Chúc các bạn có chuỗi ngày cháy cùng đam mê nghề lập trình quốc tế thật ý nghĩa và bổ ích cùng APTECH.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *